Trong một năm nước ta có rất nhiều sự kiện quan trọng diễn ra, tuy nhiên, cứ đến tháng 12 âm lịch, khi chúng ta tận tay xé những tờ lịch cuối cùng để thấy được một năm sắp sửa qua đi, lòng người lại hồi hộp, xao xuyến vì một năm mới đang đến gần. Cho dù có ai đi đâu hay về đâu, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều không thể quên được ngày Tết cổ truyền của dân tộc – ngày hội non sông, ngày hội gia đình.
Chữ Tết trong dịp Tết Nguyên Đán có rất nhiều cách gọi khác nhau như: Tiết, Tết, Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán,… nhưng người Việt chúng ta thì thường hay gọi là “Tết Nguyên Đán”. “Nguyên Đán” là hai chữ Hán Việt mang ý nghĩa là đổi sang một buổi sáng hay một năm mới với những vận khí mới, sự khởi đầu tinh khôi.
Bạn đang xem: Giới thiệu 5 loại mứt đặc trưng ngày Tết bằng tiếng Anh
Tết Nguyên đán thực chất được bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời Tam Hoàng và được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm. Đối với những người dân Việt Nam, Tết thường được diễn ra trong ba ngày chính, nhưng trước đó một tuần, chúng ta đã rậm rịch sắm đồ để chào đón năm mới trong không khí tất bật rạo rực chờ giây phút giao thừa điểm. Những người đàn ông trong gia đình sẽ sơn sửa cũng như trang trí lại nhà cửa để có thể chào đón một năm mới đang sang. Còn những người phụ nữ trong nhà thì lo việc tổ chức mua bán những đồ dùng, thực phẩm cần thiết cho mấy ngày Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc chơi Tết đó là hoa đào, còn đặc trưng và có lẽ cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mà người miền Nam lại chuộng hoa mai. Mâm ngũ quả trang trí cũng là một món đồ trang trí không thể thiếu của người Việt. Đây cũng là điểm khác biệt của hai miền Nam, Bắc. Bởi đặc trưng mâm ngũ quả của người Bắc là 5 loại quả chính đó là bưởi, chuối, hồng, quýt và ớt. Còn miền Nam lại là những quả mang đậm dấu ấn vùng miền như: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Trong những ngày này, đi đến đâu bạn cũng có thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật rất đặc trưng của không khí đón xuân đang về. Trẻ con thì nô nức háo hức vì được nghỉ học, đi chơi hay mua sắm quần áo mới.
Xem thêm : Uống nước cam lúc nào tốt nhất? Nên uống buổi sáng, buổi tối?
Những ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam ta thường được diễn ra với rất nhiều phong tục đã được lưu truyền. Sáng 23 Tết, mọi người thường đi chọn mua những con cá chép to và đẹp, để cúng, sau đó mang ra ao hồ thả với quan niệm là tiễn Ông Táo về chầu trời. Trong căn bếp ở mỗi gia đình cũng không thể thiếu được một mâm cỗ với đầy đủ các món ăn ngon để cúng bái tổ tiên. Đêm 30, người dân thường ra ngoài và hái những cành lộc non mang về nhà với một mong muốn đón năm mới với thật nhiều may mắn và tài lộc. Người dân Việt Nam còn có phong tục xông nhà vào đêm giao thừa. Những người xông nhà phải hợp tuổi với chủ nhà thì gia đình mới may mắn, làm ăn phát đạt. Do đó, chủ nhà sẽ phải chọn người có tuổi đẹp để xông đất nhà mình thật kỹ để tránh xui xẻo.
Từ món mứt dâu tây, một trong những thứ ăn sang trọng tới món mứt đào hay mứt táo lạ miệng, mứt bí hay mứt quất truyền thống… tất cả đều tạo nên một vị Tết riêng của người Việt Nam. Mỗi khay mứt Tết luôn đầy đủ quất, gừng, dừa, lạc… tương ứng với những vị chua, cay, ngọt, bùi đặc trưng cho hương vị của cuộc sống cũng như thể hiện khí trời của bốn mùa Xuân – Hạ – Đông trong năm vậy. Vì thế, cùng với các loại bánh như bánh chưng, dưa hấu, mai vàng, khay mứt ngày Tết là một trong những điều không thể thiếu của gia đình Việt, Benative cầu chúc cho mọi người có một năm mới an khang thịnh vượng và tràn ngập niềm hạnh phúc.
Nguồn: https://bep360.net
Danh mục: Công thức nấu ăn