1. Công dụng của trái thơm: Tác dụng chống viêm
Ăn khóm có tác dụng gì? Một trong những lợi ích nổi bật của quả thơm là khả năng giảm viêm các khớp và cơ, đặc biệt là các chứng viêm khớp – căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.
Bạn đang xem: Ăn dứa có tác dụng gì? 15 công dụng của trái thơm khiến bạn bất ngờ
Nguyên nhân là do quả thơm có chứa một loại enzyme proteolytic tương đối hiếm có tên là bromelain. Bromelain đã được chứng minh tác dụng chống viêm đáng kể, làm giảm sưng trong các tình trạng viêm như viêm xoang cấp tính, viêm họng, viêm khớp, gout và tăng tốc độ phục hồi sau chấn thương và phẫu thuật. Nhờ đó, ăn thơm có tác dụng trong việc giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp ở nhiều người.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Xem thêm : Nutrition Facts là gì? Những điều bạn cần biết về nhãn giá trị dinh dưỡng
Ăn dứa có tác dụng gì? Thêm quả dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn củng cố sức khỏe miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Chỉ cần ăn một khẩu phần thơm là bạn đã nạp trên 130% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Do đó, không có gì lạ khi thơm là một trong những nguồn thực phẩm giàu axit ascorbic nhất và có vị ngon nhất.
Vitamin C chủ yếu liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do. Các gốc tự do là các sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất tế bào, có thể làm hỏng các hệ thống cơ quan khác nhau và phá vỡ chức năng cũng như làm cho các tế bào khỏe mạnh đột biến thành các tế bào ung thư.
3. Tác dụng của dứa tốt cho mô và tế bào
Ngoài các tác dụng trên, vitamin C có trong quả dứa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra collagen cho cơ thể. Collagen là thành phần protein thiết yếu tạo nên thành mạch máu, da, các cơ quan và xương.
Ăn khóm có tác dụng gì đối với mô và tế bào? Hàm lượng vitamin C cao trong quả thơm có thể chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể một cách nhanh chóng. Đồng thời, bổ sung thêm dứa vào chế độ ăn có thể giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.
4. Công dụng của trái thơm: Phòng ngừa ung thư
Xem thêm : Tháng 1 cung gì? Giải mã bí ẩn về cung hoàng đạo tháng 1
Không chỉ chứa nhiều vitamin C, thơm còn giàu các chất chống oxy hóa khác, bao gồm: vitamin A, beta-carotene, bromelain, các hợp chất flavonoid khác nhau và hàm lượng mangan cao. Đây là một chất kết hợp quan trọng với superoxide dismutase, một loại chất ăn mòn tự do cực mạnh, có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau. Do đó, thơm có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư cổ họng và ung thư vú.
Chỉ ăn dứa không đảm bảo rằng bạn sẽ ngăn chặn triệt để ung thư. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trái cây và rau củ nhiều màu sắc, kể cả dứa, là một cách tốt để giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
5. Tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn khóm có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa? Giống với hầu hết các loại trái cây, thơm cũng là nguồn cung cấp chất xơ phong phú. Tuy nhiên, thơm rất đặc biệt vì chúng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Thơm còn có thể bảo vệ bạn khỏi những tình trạng sức khỏe bao gồm táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch, đông máu và bệnh về huyết áp. Chất xơ có thể tăng lượng phân, giúp thúc đẩy quá trình thức ăn đi qua đường tiêu hóa ở mức bình thường và cũng kích thích sự giải phóng các chất tiêu hóa để giúp hòa tan thực phẩm. Hơn nữa, ăn thơm có thể giúp bạn hạn chế phân lỏng, giúp giảm tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích. Chất xơ cũng giúp làm sạch mạch máu, loại bỏ cholesterol dư thừa, do đó tăng cường sức khỏe tim mạch.
6. Điều trị bệnh ho và cảm lạnh
Nguồn: https://bep360.net
Danh mục: Công thức nấu ăn