Cách làm gỏi bò ngũ sắc đậm đà hương vị, ăn ngon giải ngấy
Gỏi bò ngũ sắc được làm từ các nguyên liệu đơn giản mang đến hương vị chua chua, ngọt ngọt ăn rất ngon mà không hề bị ngấy. Cùng Bếp 360 thực hiện công thức làm gỏi bò ngũ sắc siêu ngon dưới đây để bữa cơm gia đình trọn vị nhé!
Nguyên liệu
Dưới đây là các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để làm món gỏi bò ngũ sắc:
- Quả vả: 5-6 quả to
- Ớt sừng: 1-2 quả
- 10 trái cà pháo loại muối chua hoặc muối xổi chẻ đôi
- 1 quả khế chua to hoặc 1 quả nhỏ
- Rau tía tô
- 1 bó rau húng lủi
- 1 bó gò gai
- Sả
- 12 quả tắc
- Nửa bát nước mắm
- Nửa bát đường
- 400g thịt bắp bò (bắp hoa) hoặc thịt bò phần cổ mềm có gân giòn
Cách làm gỏi bò ngũ sắc
Công thức nấu ăn làm gỏi bò ngũ sắc gồm những bước sau đây:
Sơ chế nguyên liệu
- Gọt vỏ quả vả bằng dao bào và ngâm liền vào tô nước có pha muối và vắt vài lát chanh để không bị thâm. Sau đó, xả lại với nước ngâm chanh với xíu nước pha với muối 2 lần cho khỏi thâm đen và giảm độ chát (để ngâm trong nước muối pha chanh đến khi nào trộn mới vắt ráo)
- Cắt ớt sừng thành khúc tầm 3cm, bỏ hạt thái sợi
- Rửa sạch khế, thái lát mỏng
- Rửa sạch tía tô, cắt đoạn 2cm
- Nhặt sạch rau húng, rửa sạch để nguyên lá
- Rửa sạch gò gai, cắt khúc tầm 2cm
- Rửa sạch sả, bào lát mỏng
- Cắt lát mỏng 6 quả tắt, còn 6 quả thì vắt lấy nước cốt
- Rửa sạch thịt bò, cắt lát mỏng
>> Bep360 gợi ý đến bạn các món gỏi ngon khác bạn có thể thêm vào danh sách món ăn:
- Cách làm gỏi chem chép chua – cay – ngọt
- Cách làm gỏi cá trích ngon đậm đà
- Cách làm gỏi tôm mướp đắng
Chi tiết các bước
- Lấy nước mắm và đường cho vào nồi đun nhỏ lửa, chờ sôi 1 lúc tan hết đường thì để nguội
- Thịt bò hấp lên cho một ít gừng thái sợi vào hấp chung cho thơm. Hấp vừa chín tới thì thịt mới ngọt mềm (đừng hấp lâu sẽ bị khô cứng mất ngon), bò sau khi hấp xong để ráo nước. Cho thịt bò vào bát rồi thêm tầm 1,5 muỗng nước mắm nấu vào ướp 5 phút để thấm thịt khi trộn gỏi sẽ ngon hơn.
- Lấy 1 cái thau hoặc tô lớn cho tất cả các rau quả bên trên vào, sau đó cho thịt bò, cho tiếp phần nước mắm đã nấu vào (nhớ lấy muỗng múc từng muỗng cho từ từ vào) nếm khi nào độ mặn vừa miệng thì cho tiếp chén nước cốt tắc vào nếm vị chua mặn ngọt vừa miệng là được, nếu ăn cay thì cho thêm vào ớt cắt lát sẽ thơm cay dậy mùi hơn.
Món ăn đã hoàn thành rồi, bày ra đĩa ăn kèm bánh phồng tôm hoặc bánh đa đều rất ngon! Vị chua, chát, ngọt, cay, nồng nồng rất ngon lạ miệng. Chúc cả nhà ăn ngon! Ghé Bep360 mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều món ăn ngon cho bữa cơm gia đình thêm phong phú nhé.